Công ty có quyền bố trí lịch nghỉ cho người lao động?

Luật365

Tại TP.Hà Nội: Tầng 3 – Toà nhà IC – Số 82 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội

Tại TP. HCM: Tầng 18 – Toà nhà Indochina Park – Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao – Quận 1 – TP.HCM

Tại TP. Đà Nẵng: Tầng 6, Toà nhà Dầu khí, số 2 đường 30-4, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng

luat365@lawpro.vn

Luật365

Tại TP.Hà Nội: Tầng 3 – Toà nhà IC – Số 82 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội

Tại TP. HCM: Tầng 18 – Toà nhà Indochina Park – Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao – Quận 1 – TP.HCM

Tại TP. Đà Nẵng: Tầng 6, Toà nhà Dầu khí, số 2 đường 30-4, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng

luat365@lawpro.vn

Đối với chế độ nghỉ giải lao trong giờ làm việc

Theo Điều 109 Bộ luật lao động, Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần, nếu làm từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Ngoài thời gian nghỉ quy định này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác

Như vậy, Công ty có quyền bố trí lịch nghỉ giải lao cho người lao động trong giờ làm việc nếu thoả mãn điều kiện trên.

Đối với thời gian nghỉ hàng tuần của người lao động?

Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.

Đối với ngày nghỉ hàng năm và nghỉ phép

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần (Điều 113 BLLĐ).

Lưu ý: khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương.

Đối với ngày nghỉ việc riêng thì người lao động không chịu sự bố trí về lịch nghỉ của người sử dụng lao động.

Đối với ngày nghỉ bù do làm thêm?

Hiện nay, pháp luật lao động không có quy định về việc nghỉ bù sẽ được trả lương. Do vậy có thể hiểu ngày nghỉ bù là ngày nghỉ không hưởng lương. Ví dụ: Ngày Tết dương lịch trùng vào ngày chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ 2, vốn dĩ ngày chủ nhật thường sẽ là ngày nghỉ không hưởng lương, chính vì vậy, ngày nghỉ bù là ngày thứ 2 người lao động không được hưởng lương là hợp lý. Bên sử dụng lao động không có trách nhiệm phải trả lương cho người lao động nếu người lao động không đi làm vào ngày này.

Lưu ý thời gian nghỉ ngơi của người lao động phải đảm bảo tối thiểu 04 ngày/tháng.