Hướng dẫn áp dụng án treo theo Điều 65 Bộ luật hình sự

Luật365

Tại TP.Hà Nội: Tầng 3 – Toà nhà IC – Số 82 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội

Tại TP. HCM: Tầng 18 – Toà nhà Indochina Park – Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao – Quận 1 – TP.HCM

Tại TP. Đà Nẵng: Tầng 6, Toà nhà Dầu khí, số 2 đường 30-4, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng

luat365@lawpro.vn

Luật365

Tại TP.Hà Nội: Tầng 3 – Toà nhà IC – Số 82 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội

Tại TP. HCM: Tầng 18 – Toà nhà Indochina Park – Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao – Quận 1 – TP.HCM

Tại TP. Đà Nẵng: Tầng 6, Toà nhà Dầu khí, số 2 đường 30-4, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng

luat365@lawpro.vn

Án treo là gì? 

Căn cứ khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015 và Điều 1 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, án treo có thể được hiểu như sau:
  • Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện;
  • Áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm;
  • Được căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP sửa đổi Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 Bộ luật Hình sự về án treo, có hiệu lực từ ngày 10/5/2022. Theo đó, hướng dẫn điều kiện “Người bị xử phạt tù có nhân thân tốt” như sau: Người bị xử phạt tù có nhân thân tốt là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
  • Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
  • Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo; (Nội dung mới bổ sung)
  • Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo. (Nội dung mới bổ sung).

Những trường hợp không được hưởng án treo

  • Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  • Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
  • Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
  • Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
  • Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
  • Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Theo Thư viện pháp luật. Xem thêm: luật sư tranh tụng hình sự