Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp 2022

Luật365

Tại TP.Hà Nội: Tầng 3 – Toà nhà IC – Số 82 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội

Tại TP. HCM: Tầng 18 – Toà nhà Indochina Park – Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao – Quận 1 – TP.HCM

Tại TP. Đà Nẵng: Tầng 6, Toà nhà Dầu khí, số 2 đường 30-4, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng

luat365@lawpro.vn

Luật365

Tại TP.Hà Nội: Tầng 3 – Toà nhà IC – Số 82 Duy Tân – Phường Dịch Vọng Hậu – Quận Cầu Giấy – TP. Hà Nội

Tại TP. HCM: Tầng 18 – Toà nhà Indochina Park – Số 04 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao – Quận 1 – TP.HCM

Tại TP. Đà Nẵng: Tầng 6, Toà nhà Dầu khí, số 2 đường 30-4, phường Hoà Cường Bắc, quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng

luat365@lawpro.vn

Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty cổ phần

Theo Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2022, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc/Tổng giám đốc.

Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;

Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.

Với 02 mô hình trên thì chưa rõ:

  • trong mô hình 1, nếu công ty có trên 11 cổ đông hay có tổ chức sở hữu trên 50% vốn thì có bắt buộc phải có ban kiểm soát hay không? Liệu doanh nghiệp có 02 tiêu chí trên có được lựa chọn mô hình thứ 2 hay không?
  • hai điều kiện để doanh nghiệp không có ban kiểm soát là điều kiện đồng thời hay chỉ đáp ứng 01 trong 02 điều kiện?

Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Nếu Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty. Các chức danh Phó Giám đốc/Phó Tổng giám đốc chỉ được là đại diện pháp luật khi 02 chức danh trên đã được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (tức là trong trường hợp công ty có từ 03 người đại diện theo pháp luật trở lên).

Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm: quản lý và điều hành doanh nghiệp